Laminate hay chúng ta vẫn quen gọi là “Formica” là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân hoa với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…
Tấm Laminate có độ dày 0.5 đến 0.8 mm là những lựa chọn kỹ thuật tối ưu trong trang trí nội thất. Mỗi tấm tiêu chuẩn và uốn cong có kích thước 1220 x 2440 mm; ngoài ra còn có tấm khổ lớn 1830*4300 mm; 1550*3660 mm và 1525*3050 mm tương ứng độ dày 0.7-0.8 mm. Những tấm Laminate có độ dày lớn hơn chủ yếu là hàng nhập khẩu, được sử dụng trực tiếp làm vật liệu cabin thang máy, những vách ngăn hoặc những sản phẩm bàn ghế với những đặc tính riêng biệt,…Cấu tạo tấm Laminate gồm 5 lớp:
♦ Lớp Overlay(lớp màng phủ): trên cùng được bao phủ bởi một lớp vật liệu đặc biệt trong suốt (Melamine resins – Keo Melamine), có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo nên lớp bề mặt vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất và dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng.
♦ Lớp thứ 2 (Decorative paper): là lớp phim tạo vân gỗ. Màu sắc và vân gỗ được lựa chọn từ nhiều loại gỗ tự nhiện trong thực tế mang đến cho khách hàng sự hài lòng về các kiểu vân gỗ và màu sắc khác nhau, từ những màu trẻ trung năng động cho đến những màu tối quý phái sang trọng. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp thứ nhất nỏng chảy và gắn liền với lớp tạo vân gỗ nên bề mặt luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
♦ Lớp thứ 3 (Kraft Paper): là lớp giấy nền bao gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 0.2mm. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao các lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 được gắn kết lại với nhau trong suốt quá trình sử dụng. Kraft Paper là lớp giấy được sản xuất trong quá trình kết hợp các hạt giấy và hóa chất trong quá trình gia nhiệt để liên kết các sợi xenlulô mà không làm mất đi đặc tính của xenlulô. Giấy nền Kraft này bền, dai và thô. Định lượng của giấy nền là 50-135 g/m2. Giấy nền thường có mầu nâu hoặc xám, nhưng nếu cần thiết có thể được tẩy trắng bằng hóa chất.
♥ Chính vì thế, tấm laminate có những ưu điểm vượt trội:
– Màu sắc đa dạng, phong phú từ vân gỗ, vân da, vân vải, vân đá, décor, đơn sắc… cùng nhiều kiểu bề mặt mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước.
– Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất.
– Bề mặt chịu trầy xước tốt, giúp giữ màu sắc lâu dài.
– Chịu lực, chịu nhiệt và chịu nước khá tốt.
– Chống cong vênh, mối mọt, tuổi thọ cao.
– Dễ dàng vệ sinh bề mặt.
– Vật liệu xanh, thân thiện với môi trường và không độc hại đối với người sử dụng/ thi công.
♥ Nhược điểm:
– Nếu như sử dụng gỗ laminate trong môi trường bị ẩm ướt thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ rất nhiều.
– Khi dán tấm laminate lên code gỗ thì cần phải có máy móc hiện đại cũng như keo sử dụng tốt để nhằm đảm bảo chất lượng của gỗ nếu không sẽ rất dễ bong tróc gây mất thẩm mỹ.
– Loại gỗ này không thích hợp với những không gian nội thất mang theo phong cách cổ điển cũng như tân cổ điển.
♥ Ứng dụng:
– Được dùng để phủ lên cốt ván gỗ công nghiệp như: ván dăm, ván MDF, HDF,…
– Dùng trong ảnh ép Laminate.
– Làm miếng dán Laminate rất tốt để trang trí các bề mặt.
– Được sử dụng để thiết kế các sản phẩm nội thất gia đình, hay nội thất khu công cộng, văn phòng, thang máy gia đình,…
– Ứng dụng trong các thi công không gian kiến trúc có thể từ bình dân đến sang trọng, hiện đại.
Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loại gỗ công nghiệp này và có thể ứng dụng vào thực tế tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!